Giỏ hàng

Cách dự phòng COVID-19 hiệu quả cho người cao tuổi

Người cao tuổi là đối tượng dễ lây nhiễm COVID-19 và khi mắc sẽ chuyển biến nặng, đe dọa tới tính mạng. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người cao tuổi cần quản lý chặt chẽ bệnh nền và đặc biệt là thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây là giải pháp chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

COVID-19

Người cao tuổi luôn cần chủ động đề phòng lây nhiễm COVID-19

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn phòng dịch cho người cao tuổi

Sức khỏe người cao tuổi có nhiều khác biệt so với các lứa tuổi khác do đó chế độ ăn uống cũng không giống nhau. Khi về già, hầu hết các chức năng vận hành của các cơ quan trong cơ thể có sự suy giảm từ nhu cầu tới khả năng hấp thụ, bài tiết. Từ đó mà chế độ dinh dưỡng cần thiết phải tuân theo một số nguyên tắc riêng biệt như sau:

- Năng lượng: Tổng năng lượng trong ngày nên nằm trong khoảng từ 1600 - 1700 kcalo;

- Số bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 2 - 3 bữa phụ một ngày;

- Chế biến món ăn giảm muối, đường: Muối ăn khoảng 3g và đường không quá 15g/ ngày.

COVID-19

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người cao tuổi sống khỏe mỗi ngày

Khả năng nhai của người cao tuổi kém đi nên ưu tiên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt như luộc, nấu cháo, súp, canh hầm. Điều này cũng giúp giảm gánh nặng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thu. Ăn đều đặn, đúng bữa, tránh ăn quá no hay ăn muộn vào buổi tối dễ gây đầy bụng khó tiêu. 

Nhiều người cao tuổi uống ít nước vì lo sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Đó là thói quen vô cùng tai hại khi nước là cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu hóa tốt hơn, đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Người cao tuổi nên uống từ 1,2 - 1,8 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung từ nước ép hoa quả. 

2. Lượng thực phẩm trong ngày cần thiết cho người cao tuổi

Mặc dù năng lượng cần thiết cho một ngày bình thường ở người cao tuổi giảm đi nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. 

COVID-19

Chế độ ăn uống đủ chất là cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh

- Chất bột đường (250 – 300g/ngày) Người cao tuổi năn ăn thay một phần cơm trắng bằng khoai củ để bổ sung thêm chất xơ và một số vitamin quan trọng. Ăn khoai còn chống táo bón, loại bỏ bớt cholesterol dư thừa gây bệnh tim mạch, cùng với đó là giảm thiểu nguy cơ tăng đường huyết, ung thư đại tràng.

- Chất đạm (protein - 1,2g/kg/ngày): Chất đạm có vai trò xây dựng và tái tạo tất cả các mô, điều tiết hoạt động sống của cơ thể nên không thể thiếu hụt. Chất này có nhiều trong hải sản, các loại đậu, thịt, trứng, sữa, ngũ cốc,... Tuy nhiên, người cao tuổi không nên ăn quá nhiều chất đạm từ thịt, việc kẽ các loại thực phẩm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Hải sản là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất

- Chất béo (20 – 25% năng lượng khẩu phần): Nhiều người kiêng hoàn toàn chất béo là hoàn toàn sai lầm. Chất béo cung cấp năng lượng, tham gia vào xây dựng cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác,... Mỗi tuần người cao tuổi nên ăn từ 3- 4 quả trứng, sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, oliu,... để bổ sung chất béo tốt cho cơ thể. Lưu ý là hạn chế ăn mỡ động vật, da, óc, nội tạng nhất là ở người mắc bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp,...

- Các vitamin và khoáng chất: Đây là nhóm vi chất có vai trò nổi bật nhất phải kể đến là tăng cường sức đề kháng. Người có sức đề kháng tốt sẽ phòng tránh bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Những thực phẩm giàu vitamin (A/B/C/D/E/...) và khoáng chất (sắt, kẽm, canxi, selen,...) nên ăn gồm có bông cải xanh, cải bó xôi, mồng tơi, rau dền, rau ngót, tỏi, trái cây, sữa chua, hải sản,.... 

2. Những thực phẩm người cao tuổi nên tránh

- Thức ăn nhanh, đồ hộp đóng gói sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ và muối, thậm chí là chất hóa học gây hại cho sức khỏe tim mạch và huyết áp;

- Món ăn khô, cứng gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và hắp thụ chất dinh dưỡng ở người cao tuổi;

- Chỉ ăn chín uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống và thịt động vật bị chết không rõ nguyên nhân;

- Rượu bia gây hại cho gan và nước ngọt chứa nhiều đường hóa học cũng nên hạn chế uống. 

COVID-19

Người cao tuổi cần tránh uống rượu bia

Cùng với chế độ ăn uống khoa học, người cao tuổi nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng tùy vào sức khỏe của bản thân. Rất nhiều bài tập tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe như dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ, đạp xe,... Nên duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao 20 phút đều đặn mỗi ngày. Đồng thời là giữ cho tâm trạng vui vẻ, thay vì buồn phiền lo âu hãy suy nghĩ tích cực để để  tốt. Đi ngủ sớm trước 22h, không thức quá khuya.

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm còn cao trong cộng đồng. Bất cứ ai cũng không nên chủ quan mà bỏ qua những chia sẻ hữu ích kể trên, nhất là đối tượng người cao tuổi. Hãy chủ động phòng tránh dịch bệnh bằng chính sức mạnh của đề kháng cơ thể. Nếu bạn cần mua thực phẩm sạch với giá cả phải chăng, hãy liên hệ hotline 1900 3322 để được BNAFOODS tư vấn ngay nhé!

Top
 

0 Giỏ hàng

0₫