Giỏ hàng

Nhận biết ngộ thực phẩm và cách xử lý kịp thời tại nhà

Ngộ độc xảy ra do chúng ta ăn hoặc uống phải thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Tuy ngộ độc thực phẩm nặng có thể dẫn tới tử vong nhưng nếu được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách sẽ không còn đáng lo ngại. Sau đây, BNAFOODS chia sẻ tới bạn đọc đầy đủ những thông tin về cách phòng tránh tác hại của ngộ độc thực phẩm vô cùng hữu ích, bạn chớ nên bỏ qua nhé!

ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm đe dọa tới sức khỏe tuyệt đối không nên chủ quan

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ngộ độc thực phẩm với những mức độ nguy hiểm khác nhau. Việc nhận biết những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây hại sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp: 

1.1 Ngộ độc do vi khuẩn 

- Với các loại rau củ quả, ngũ cốc, hạt và sữa nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp là tụ cầu, Bacillus cereus, Campylobacter fetus hoặc yersinia enterocolitica.

- Với nước thì E.coli (cả loài sinh độc tố và xâm nhập), các loài Shigella, Salmonella enteritis, Y. enterocolitica, C.fetus, hoặc Vibrio cholerae,... gây ra tình trạng ngộ độc.

ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm

- Với thịt và trứng, nhất là thịt đã qua quá trình xử lý, nấu không chín kỹ, bảo quản lạnh hoặc vận chuyển không đúng quy trình. Hay các loại bánh ngọt có sữa, kem và các sản phẩm có trứng khác bị nhiễm khuẩn thường thuộc loại tụ cầu, C.perfringens, B.cereus, các Salmonella và Campylobacter jejuni.

1.2 Ngộ độc do virus

Virus Norwalk, Rotavirus, Adenovirus đường ruột, Calcivirus được xác định là nguyên nhân thường gặp gây ngộ độc thực phẩm.

1.3 Ngộ độc do ký sinh trùng

Trường hợp này, bệnh nhân ngộ độc do ăn phải rau quả sống, nước lã, thức ăn bị nhiễm phân có kén amip hoặc ấu trùng.

1.4 Ngộ độc do hóa chất

Trong thực phẩm bẩn và kém chất lượng chứa các chất phụ gia, chất bảo quản, chất điều vị, chất ngọt tổng hợp, chất màu tổng hợp. Ngoài ra còn có các tác nhân ô nhiễm về lâu dài cực kỳ nguy hiểm khác như chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, dioxin, chất đồng vị phóng xạ, chất độc màu da cam. Nếu không may ăn phải những hóa chất trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là biến chứng gây di truyền cho các thế hệ sau.

ngộ độc thực phẩm

Thói quen phun thuốc trừ sâu bừa bãi gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng

2. Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm và một số bệnh lý khác đôi khi giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Việc xử lý sai cách khiến bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn ngày càng tiến triển nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, bạn nên ghi nhớ những dấu hiệu cảnh báo sau để đề phòng ngộ độc một cách chủ động:

ngộ độc thực phẩm

Một số triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm

- Hiện tượng ngộ độc thực phẩm xuất hiện ngay sau khi ăn, hoặc sau đó một khoảng thời gian rất ngắn.

- Ăn cùng một loại thực phẩm nhưng có người bị và người không bị ngộ độc, triệu chứng xuất hiện ở hai người trở lên. 

- Các dấu hiệu thường thấy ở người bị ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

- Kiểm tra thực phẩm vừa ăn thấy có dấu hiệu bất thường về màu sắc, mùi vị, có giun sán,...

Tuy nhiên, bên cạnh các các triệu chứng điển hình trên thì tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà người bị ngộ độc xuất hiện thêm một số hiện tượng khác.

- Do vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố từ vi khuẩn tiết ra: Biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá như đau bụng, nôn, tiêu chảy; có thể kèm mất nước như khát nước, khô môi; nhiễm trùng như sốt, vã mồ hôi.

- Do hóa chất, không bao gồm chất độc có trong tự nhiên: Biểu hiện phức tạp, ngoài phạm vi ở đường tiêu hoá còn có hệ thần kinh gây đau đầu, chóng mặt; tim mạch làm nhịp tim đập nhanh, trụy mạch.

- Do thực phẩm vốn đã có độc tố: Ngộ độc này thường xuất hiện nhanh ngay sau khi ăn, liên quan tới một số loại như sắn, măng, cá nóc, cóc,...

3. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm

Nếu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân hoặc người thân bên cạnh cần hết sức bình tĩnh, nhanh chóng tiến hành sớm ngay các bước theo tuần tự như sau để bảo toàn tính mạng:

- Ngừng ăn: Ngay khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ ngộ độc hãy ngừng nạp thêm thức ăn vào cơ thể.

- Gây nôn nếu có biểu hiện nôn: Trong vòng 6 giờ sau khi ăn, thực phẩm còn đang ở trong dạ dày. Bởi vậy, kích thích ói là giải pháp cần thiết để tống hết thức ăn gây ngộ độc ra ngoài bằng cách ngoáy nhẹ họng hoặc uống muối loãng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng được khi bệnh nhân còn tỉnh táo. Khi móc học tránh làm xây xát, nhất là ở trẻ em. Gây nôn cho trẻ cha mẹ hãy đặt trẻ nằm đầu hơi thấp, nghiêng đầu sang một bên sẽ dễ dàng hơn, dùng khăn mềm lau liên tục. Nếu không làm cẩn thận có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi rất nguy hiểm. 

ngộ độc thực phẩm

Gây nôn là cần thiết để sơ cứu ngộ độc thực phẩm

- Uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Người bệnh sau khi đã nôn được cần tiến hành bù nước. Đó có thể là nước lọc hoặc oresol hoặc nước gạo rang đều được. Lưu ý là không nên uống thuốc cầm tiêu chảy bởi sẽ làm chậm quá trình đào thải độc tố. Không những vậy, cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm uống thuốc này có thể gây hội chứng lồng ruột hay liệt ruột nguy hiểm.

- Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu kịp thời: Những bước sơ cứu chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng ngộ độc tiềm ẩn nguy hiểm tới tính mạng, bệnh nhân vẫn cần tới sự trợ giúp của nhân viên y tế để chữa trị một cách dứt điểm, đề phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

4. Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất cứ ai, bởi vậy tất cả mọi người đều cần đề phòng gặp phải tình trạng nguy hiểm này. Một số lưu ý được các chuyên gia ý tế đặc biệt lưu ý đó là:

- Mua thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã được kiểm định;

thực phẩm sạch

Thực phẩm sạch tại BNAFOODS 

- Rau, thịt, hải sản,... còn nguyên vẹn không bị nứt, không có dấu hiệu hư hỏng hoặc biến đổi lạ;

- Sử dụng thực phẩm trước ngày hạn sử dụng, thức ăn không để lâu ngày;

- Chế biến món ăn sạch sẽ, tuân thủ nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm;

ngộ độc thực phẩm

Nguyên tắc chế biến thực phẩm phòng tránh ngộ độc

- Bảo quản đúng cách, nếu để tủ lạnh ngăn mát không quá 1 - 2 ngày;

- Tránh ăn những đồ ăn lạ, chế biến chưa chín hay quy trình không hợp vệ sinh;

- Không kết hợp các loại thực phẩm một cách tùy tiện.

Nhờ hấp thụ nguồn dưỡng chất có trong thực phẩm sạch, cơ thể sẽ phát triển một cách toàn diện và phòng tránh bệnh tật. Hãy bảo vệ sức khỏe gia đình ngay hôm nay bằng cách ghi nhớ những thông tin hữu ích trên, bạn nhé! Nếu cần mua thực phẩm sạch với mức giá phải chăng, chuỗi thực phẩm sạch BNAFOODS chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời của bạn.

Top
 

0 Giỏ hàng

0₫