Giỏ hàng

Vắc xin phòng ngừa COVID-19 của Trung Quốc hiệu quả ra sao?

Thực tế không có vắc xin COVID-19 nào đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối lên đến 100%. Tuy nhiên, công dụng ngăn ngừa bệnh của từng loại vắc xin ra sao vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều người trong thời điểm dịch bệnh phức tạp hiện nay, trong đó đáng lưu ý là thông tin về vắc xin COVID-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng BNAFOODS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Quy trình kiểm định chất lượng vắc xin COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp do khả năng lây nhiễm nhanh chóng và nguy hiểm của biến thể Delta. Để ứng phó tình hình đó, nước ta đã áp dụng các biện phát phòng chống quyết liệt và mạnh mẽ. Bên cạnh công tác giãn cách xã hội tại nhiều tình thành là chiến dịch tiêm chủng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử. Tính đến ngày 12/9, cả nước đã tiêm được 29,366,630 mũi vắc xin phòng COVID-19 với hơn 8 triệu đối tượng đăng ký tiêm. Con số đó vẫn liên tục được gia tăng với mục tiêu cả nước sớm đạt miễn dịch cộng đồng càng sớm càng tốt. 

Tiêm vắc xin COVID-19

Việt Nam đang gấp rút tiêm phòng COVID-19 cho người dân

Hiện trên toàn thế giới đang triển khai tiêm 17 loại vắc xin COVID-19, trong đó có 7 loại được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, theo thứ tự như sau: Pfizer, AstraZeneca, vắc xin của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Johnson&Johnson, Moderna, Sinopharm và Sinovac. Trong đó có 2 loại do Trung Quốc sản xuất là Sinopharm và Sinovac, sử dụng công nghệ virus bất hoạt truyền thống ( tức vắc xin sống giảm độc lực) để kích thích hệ miễn dịch tạo ra rào chắn bảo vệ cơ thể giống như hoạt động các loại vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, cúm,… đã có trước đó.  

Nhắc đến tính hiệu quả của các loại vắc xin, đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định, tất cả các loại vắc xin COVID-19 đã được tổ chức này phê duyệt đều đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bởi trước khi được phê duyệt, vắc xin phải trải qua quy trình kiểm định khắt khe về chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

Tiêm vắc xin COVID-19

Vắc xin COVID-19 được kiểm định khắt khe trước khi đưa vào sử dụng

Sau khi được đưa về Việt Nam, vắc xin tiếp tục được Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) kiểm định theo quy trình như sau: 

-  Gửi mẫu cần kiểm định kèm hồ sơ tóm tắt của lô vắc xin đó.

- Khoa Xuất xưởng kiểm tra cảm quan dây chuyền lạnh vắc xin và sinh phẩm, đối chiếu số đăng ký của sản phẩm hoặc công văn cho phép của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế. Cán bộ chuyên trách giao mẫu kiểm định cho các khoa kiểm định chất lượng để thử nghiệm vắc xin trong vòng 24h.

- Khoa Xuất xưởng xem xét hồ sơ lập tức kể từ ngày nhận. Nếu phát hiện hồ sơ chưa đạt yêu cầu phải báo cáo ngay với Trưởng khoa để liên hệ với đơn vị gửi mẫu bổ sung hoặc giải trình về vấn đề. Nếu đơn vị gửi mẫu không trả lời theo thời gian đã quy định, Viện sẽ trả lời lô vắc xin không đạt yêu cầu.

- Khi nhận được mẫu từ Khoa Xuất xưởng, Khoa Kiểm định chất lượng sẽ triển khai ngay lập tức các thử nghiệm theo quy định được chỉ đạo bởi lãnh đạo Viện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện sự cố cần chuyển lại ngay cho Khoa Xuất xưởng và trình lãnh đạo cấp trên giải quyết.

- Sau khi hoàn tất, cán bộ Khoa Xuất xưởng nhận lại kết quả đã được kiểm định, so sánh với kết quả của nhà sản xuất (nếu có) và rà soát lại bộ hồ sơ, bằng chứng dây chuyền lạnh. Nếu tất cả đều đạt yêu cầu sẽ làm 3 bản gốc giấy chứng nhận xuất xưởng vắc xin, phiếu kết quả phân tích theo mẫu. Ngược lại không đạt yêu cầu, ngoài in mẫu chứng nhận không đạt, cần soạn công văn gửi Cục Quản lý Dược về kết quả lô vắc xin không đạt.

Trong giấy chứng nhận xuất xưởng phải ghi rõ lô vắc xin đạt yêu cầu về nội dung và tiêu chuẩn nào. Lãnh đạo Viện xem xét chuyển toàn bộ hồ sơ và giấy chứng nhận xuất xưởng đã phê duyệt cho văn thư đóng dấu, sau đó chuyển tiếp đến Cục Quản lý Dược và Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trên đây là quy định bắt buộc đối với tất cả các loại vắc xin COVID-19 trước khi được Bộ Y tế đưa vào sử dụng tiêm cho người dân.

2. Đánh giá của WHO về 2 vắc xin COVID-19 của Trung Quốc

Đến cuối tháng 6, Trung Quốc đã phê duyệt 7 loại vắc xin ngừa COVID-19 nội địa, trong đó Sinopharm và Sinovac phổ biến nhất. Ngoài phạm vi quốc gia, Trung Quốc đã cung cấp hai loại này cho 4 khu vực trên thế giới với khoảng 103 quốc gia. Tổng cộng hơn 903 triệu liều đã được bán ra, trong đó 556 triệu liều Sinovac cho 42 quốc gia với khách hàng lớn nhất có Indonesia, Brazil và Chile. Hơn 32 triệu liều vắc xin tài trợ cho 72 quốc gia trên toàn thế giới, chủ yếu là Sinopharm.

Tiêm vắc xin COVID-19

Vắc xin COVID-19 của Trung Quốc đã được sử dụng ở nhiều quốc gia

Sau khi đánh giá thông tin lâm sàng và quy trình sản xuất, ngày 7/5, vắc xin Sinopharm (sản xuất bởi Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh) chính thức được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Các dữ liệu dùng để kiểm định về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập và các nhóm của WHO. Sau đó, tiếp tục yêu cầu bổ dung dữ liệu thử nghiệm đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết cũng như kế hoạch quản lý rủi ro. 

Sinopharm hiện là một trong những vắc xin ngừa COVID-19 phổ biến nhất thế giới. Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn ở nhiều quốc gia cho thấy, tiêm đủ 2 liều vắc xin Sinopharm cách nhau 3 - 4 tuần có hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng và không có triệu chứng lần lượt là 79%, 73,5%g. Tác dụng phát huy của vắc xin sau khi tiêm liều thứ 2 là 14 ngày. Hiệu quả ngăn ngừa nhập viện - 79%. 

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã phê duyệt khẩn cấp vắc xin Sinopharm vào ngày 3/6. Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với vắc xin này, công bố hiệu quả bảo vệ trước dịch bệnh COVID-19 đạt 79,34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa tới 99,52%.

Tiêm vắc xin COVID-19

WHO đã cấp phép đưa Sinovac vào danh sách vắc xin COVID-19 sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Sau qua trình xem xét và đánh giá Sinovac, ngày 1/6 Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã chính thức cấp phép đưa Sinovac vào danh sách vắc xin COVID-19 sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil được WHO công bố cho thấy, với 2 liều tiêm cách nhau 14 ngày, Sinovac có hiệu quả ngăn ngừa bệnh có triệu chứng ở 51% những người được tiêm chủng và 100% ở các trường hợp tiến triển nặng, nhập viện ở bệnh nhân tham gia thử nghiệm sau 14 ngày nhận liều thứ hai.

Trong một nghiên cứu quan sát, WHO cho biết hiệu quả ước tính của Sinovac trên nhóm nhân viên y tế ở Brazil cho thấy hiệu quả 49,6% đối với các trường hợp có triệu chứng. Cũng tại quốc gia này, ước tính hiệu quả vắc xin đạt 49,6% sau tiêm mũi 1 và tăng lên 50,7% sau 2 tuần tiêm mũi thứ 2.

Vaccine Trung Quốc có tốt không? đang là câu hỏi của nhiều người trong thời điểm hiện tại. Với những chia sẻ hữu trên, BNAFOODS hy vọng bạn đã tìm được câu hỏi cho chính mình. Tuy nhiên, vắc xin không phải là yếu tố duy nhất giúp ngăn ngừa lây nhiêm COVID-19, nhất là khi xuất hiện thêm các biến thể mới. Do đó để bảo vệ bản thân, bạn nên thực hiện tốt khuyến cáo 5K và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của địa phương.

Top
 

0 Giỏ hàng

0₫